thẻ h1

Phong cách Wabi sabi - Nhật Bản

Wabi Sabi là một triết lý của Nhật Bản đã có từ thế kỷ 15 như một phản ứng đối với các xu hướng thời bấy giờ, vốn chủ yếu dựa vào sự trang trí quá mức, xa hoa và sử dụng vật liệu quý hiếm. Nếu hệ quy chiếu thẩm mỹ phương Tây luôn coi trọng sự đăng đối, hoàn hảo và mực thước, thì phong cách Wabi Sabi lại đề cao vẻ đẹp bất cân xứng, mộc mạc đầy chân thật.

Mộc mạc, thô vụng và có phần dửng dưng, phong cách nội thất Wabi Sabi không hướng con người ta đến một không gian sống hoàn mỹ, mà ngược lại giúp họ tìm thấy hạnh phúc gói gọn trong vẻ đẹp nguyên sơ, bất toàn. Wabi Sabi chính là học cách chấp nhận sự vô thường của mọi vật trong cuộc sống và lấy cái chân thật đó làm tinh thần chủ đạo. Wabi Sabi là vẻ đẹp của những điều bất toàn vô thường và dở dang

  • Wabi là tìm thấy sự đủ đầy trong tâm hồn qua cuộc sống đơn sơ, giản dị và khiêm tốn về vật chất. Từ này còn mang nghĩa tách biệt, tận hưởng sự tĩnh lặng điềm nhiên.
  • Sabi chính là nét đẹp được tôi luyện qua bàn tay của thời gian khi những đồ vật khoác lên mình chiếc áo bụi sạm màu nhưng vẻ đẹp mang đầy đủ độ “chín”, khuất lấp sau lớp bụi mờ là phẩm giá và khí chất thanh nhã. Những vệt hằn, sứt mẻ, hư hao mà thời gian để lại trở thành những đặc điểm giá trị của vật phẩm đó

Phong cách Wabi Sabi chính là triết lý hướng con người ta đến việc chấp nhận thực tại và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo. Thời gian trôi đi mọi sự có thể tàn phai, hư hao nhưng vun đắp trên đó lại là cái đẹp đã qua dòng lịch sử, là cuộc đời của một vật dụng có ích – góp cái đẹp, cái công năng và cả cái vui cho đời. Vẻ đẹp bất toàn đó chính là cốt lõi của sự sống, bên ngoài phai tàn đi nhưng bên trong đượm khí chất không gì có thể sánh bằng. Với tâm thế trân trọng tự nhiên, các đồ vật thuộc phong cách Wabi Sabi sẽ không bị gọt giũa nắn nót theo ý đồ của NTK mà được ưu tiên giữ lại hình dáng nguyên bản.

Các tông màu theo phong cách này thuộc kiểu màu lặng không phản chiếu sặc sỡ mà ngược lại được khuếch tán và chìm hẳn. Bạn có thể tìm thấy Wabi Sabi rõ rệt nhất trong những bảng màu be đất hay xám nâu hiền hòa. Đó là màu của cát, của gỗ mục và đất mẹ ấm êm hiền hòa. Chúng không tưng bừng sức sống nhưng chứa đựng cảm giác thanh thản, lạ kỳ như sẵn sàng chở che tha thứ, sự yên ổn mà ta chỉ có thể tìm thấy được khi về với mẹ thiên nhiên.

Wabi Sabi là tìm thấy sự bình yên, thinh lặng trong cái thiếu vắng về vật chất. Chính vì vậy những khoảng không đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phong cách thiết kế này. Các khoảng trống được tạo ra kết hợp cùng nguồn ánh sáng tràn qua ô cửa sổ đem lại cảm giác thoáng đãng.

Wabi Sabi tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên qua các chất liệu hữu cơ, giữ lại hầu như nguyên trạng vẻ đẹp thô mộc không gò giũa của vật liệu để làm sáng lên tinh thần trân trọng mọi sự như vốn dĩ của chúng. Các chất liệu đó bao gồm: gỗ, đá, đất sét, kim loại, vải dệt thô, sợi tự nhiên – những chất liệu ghi dấu rõ ràng và đẹp đẽ nhất cho dòng chảy thoái hóa của thời gian. Mọi sự sẽ đẹp hơn nếu chúng hữu ích và chân thật. Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về phong cách này có thể hiểu nôm na đây là phong cách "thô mộc và giản dị" cũng được

Giữa nếp sống hiện đại quá tập trung vào những bề ngoài láng mượt chải chuốt, phong cách Wabi Sabi nổi lên như một liệu pháp tinh thần hiệu quả khi dần hướng con người tìm thấy Zen trong chính căn nhà mình. Theo tâm niệm của người Nhật, không có gì sinh ra trong tự nhiên mà hoàn hảo và trường tồn, bằng cách trân trọng vẻ đẹp chân phương như vốn dĩ của tạo vật, ta thể hiện sự tôn trọng đến thiên nhiên và rèn giũa tính khiêm nhường, biết chấp nhận sự thật nơi con người. Đồ dùng công nghiệp có thể thanh tao hoàn hảo thật đấy, nhưng trên phương diện nào đó chúng vẫn thiếu vắng đi hơi ấm của linh hồn. Chính vẻ bề ngoài không tồn tại một sai sót khiến chúng trở thành một hình dung phi thực tế, một sự bóp méo tự nhiên. Do đó, sao không điềm nhiên đón nhận mọi sự với đầy đủ những lỗi lầm, tốt xấu để tìm được tự do trong chính tâm trí của ta.

Bài viết liên quan
Phong cách cổ điển

Phong cách cổ điển

Vẻ đẹp của sự quý phái và lãng mạn

Phong cách tân cổ điển (cổ điển chiết trung, art decor)

Phong cách tân cổ điển (cổ điển chiết trung, art decor)

Vẻ đẹp cổ điển cách tân cho thời hiện đại

Phong cách hiện đại

Phong cách hiện đại

Phong cách đang chiếm ưu thế trong thời đại ngày nay

Phong cách tối giản (minimalist)

Phong cách tối giản (minimalist)

Vẻ đẹp của sự đơn giản, lượt bỏ trang trí của kiến trúc hiện đại

Phong cách truyền thống

Phong cách truyền thống

Vẻ đẹp đến từ sự mô phỏng lại kiến trúc truyền thống

Phong cách Indochine

Phong cách Indochine

Vẻ đẹp kết hợp văn hóa Đông - Tây, kiến trúc cổ điển phiên bản Á Đông

Phong cách Bắc Âu - Scandinavi

Phong cách Bắc Âu - Scandinavi

Vẻ đẹp đến tình sự thực dụng và tự nhiên của các nước Bắc Âu

Phong cách vùng ven biển - beach house - Coastal style

Phong cách vùng ven biển - beach house - Coastal style

Vẻ đẹp của sự thư thái, yên bình, nghỉ ngơi trong cuộc sống hàng ngày

Phong cách Địa Trung Hải

Phong cách Địa Trung Hải

Vẻ đẹp của sự phóng khoáng và lãng mạn

Phong cách vùng nhiệt đới - tropical

Phong cách vùng nhiệt đới - tropical

Phong cách cho cuộc sống nghỉ dưỡng giữa lòng thành phố

Phong cách đồng quê (countryside)

Phong cách đồng quê (countryside)

Vẻ đẹp của sự bình yên, nhẹ nhàng và ấm cúng

Phong cách industrial

Phong cách industrial

Vẻ đẹp của sự mạnh mẽ, đối lập đầy cá tính

Phong cách Zen - Nhật Bản

Phong cách Zen - Nhật Bản

Vẽ đẹp tĩnh lặng của sự kết hợp giữa Thiền và kiến trúc

thẻ h2

thẻ 3

backtop
Hotline:0934771955
Chỉ đường icon zalo Zalo:0934771955 SMS:0934771955